Học tập hữu hình là tên một quyển sách được viết bởi John Hattie và được xuất bản năm 2008, từng được ấn phẩm quốc tế: Times Educational Supplement (TES.com) mệnh danh là ‘Kim chỉ nam của việc giảng dạy’. Trong nghiên cứu đột phá này, tác giả đã trình bày chi tiết một loạt các ảnh hưởng có cả tác động tích cực và tiêu cực đến việc học. Những phát hiện của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách giáo viên hiện nay tiếp cận các phương pháp giảng dạy chung.
Về bản chất, Học tập hữu hình thách thức các giáo viên trở thành người đánh giá phương pháp giảng dạy của chính mình. Hattie tin rằng khi một giáo viên có thể nhìn thấy việc học qua góc nhìn của học sinh, thì họ sẽ có thể giúp học sinh của mình trở thành giáo viên của chính mình và do đó đạt được thành công đáng kể hơn.
Đối với cuốn sách và các ấn bản cập nhật tiếp theo, John Hattie đã nghiên cứu bảy lĩnh vực góp phần vào việc học tập: học sinh, gia đình, trường học, lớp học, chương trình giảng dạy, giáo viên, phương pháp giảng dạy và học tập. Trong nghiên cứu ban đầu của mình, ông đã xếp hạng 138 ảnh hưởng có liên quan đến kết quả học tập, sử dụng thang điểm bao gồm các tác động cực kỳ tích cực đến rất tiêu cực.
Theo nghiên cứu của Hattie, việc học được cải thiện đáng kể khi giáo viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, khơi gợi kiến thức của học sinh về một chủ đề và tạo cơ hội cho học sinh hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Điều thú vị là các thực hành như theo dõi hàng ngày hoặc xếp hạng, làm bài tập về nhà, sửa đổi thời gian biểu và máy tính xách tay 1-1 không có tác động đáng kể đến việc học của học sinh.
Tuy nhiên, Học tập hữu hình không chỉ nêu ra danh sách các tác động tương đối có ảnh hưởng khác nhau đến thành tích của học sinh, mà còn cho thấy rằng chìa khóa để tạo ra sự khác biệt là làm cho việc dạy và học trở nên rõ ràng. Các chuyên gia đã nghiên cứu qua phương pháp Học tập hữu hình đã phỏng đoán rằng những phát hiện của Hattie yêu cầu giáo viên cân nhắc ‘Điều gì có hiệu quả nhất?’ trong giảng dạy hơn là ‘Điều gì mang lại hiệu quả?’.
Chúng ta đã công nhận rằng những giáo viên kèm cặp chặt chẽ với trẻ để tìm hiểu cảm nhận của trẻ về những gì các em đang học, và thử thách cũng như đưa ra những phản hồi tích cực cho các em, sẽ đạt được nhiều thành công hơn (trong việc giảng dạy).
Hattie hiện đã trình bày chi tiết đến 252 ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng liên quan đến thành tích của học sinh, Quý phụ huynh có thể xem tại đây tại trang web Học tập hữu hình.
“Khi việc dạy và học có thể nhìn thấy được, học sinh có nhiều khả năng đạt được thành tích cao hơn”. John Hattie
John Hattie hiện là giáo sư Khoa giáo dục và là giám đốc của Viện Nghiên cứu Giáo dục Melbourne tại Đại học Melbourne.
Học tập hữu hình tại trường Quốc tế ISHCMC-American Academy – Cẩm nang Nhà trường
Chương trình giảng dạy tại ISHCMC-AA được thúc đẩy bởi giá trị hiểu biết cốt lõi của chúng tôi rằng học sinh học tập tốt nhất thông qua các quá trình tích cực, khác biệt và hợp tác. Giáo viên tại ISHCMC-AA sử dụng nhiều phương pháp dựa trên mục tiêu học tập và nhu cầu của học sinh để tập trung vào việc phát triển sự hiểu biết của học sinh. Giáo viên luôn cố gắng phân biệt và cá nhân hóa việc giảng dạy để học sinh tìm thấy mức độ thách thức và hỗ trợ thích hợp cũng như cơ hội để tận dụng điểm mạnh và sở thích cá nhân của họ.
Đội ngũ giảng viên của chúng tôi dạy các chiến lược nhận thức một cách rõ ràng để giúp học sinh diễn tả cách các em tiếp cận một vấn đề và các giáo viên thường chú trọng nhiều hơn vào cách giải thích của học sinh hơn là liệu họ có nhận được câu trả lời chính xác hay không.