Tập trung khi học là yếu tố then chốt quyết định đến thành công trong học tập. Khả năng này không chỉ giúp học sinh nắm bắt nội dung một cách hiệu quả mà còn phản ánh sự kỷ luật và sự tự chủ trong quá trình học tập. Với mục tiêu cải thiện sự tập trung, bài viết này sẽ cung cấp những cách để tập trung học thực tế và hiệu quả, giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý thời gian và duy trì trạng thái này ở mức cao nhất khi học.
Tạo Môi Trường Học Tập Phù Hợp
Không gian học tập lý tưởng là cách để tập trung vào việc học nhằm thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Đây là một số yếu tố mà các bậc phụ huynh và học sinh cần lưu ý khi xây dựng môi trường học tập:
- Chọn nơi học yên tĩnh, tắt các thiết bị điện tử
Một nơi học tập yên tĩnh giúp giảm thiểu sự phân tâm và cải thiện khả năng tập trung của học sinh. Tiếng ồn có thể làm gián đoạn quá trình tiếp thu thông tin và làm giảm khả năng nhớ bài. Việc tắt các thiết bị điện tử không cần thiết, như điện thoại và TV, giúp loại bỏ các nguồn gây xao lãng là cách để tập trung cao độ khi học.
- Sắp xếp bàn học gọn gàng, chỉ để các vật dụng cần thiết
Không gian học tập gọn gàng giúp trẻ dễ dàng tìm thấy các tài liệu và dụng cụ học tập cần thiết. Sự lộn xộn có thể gây căng thẳng, khiến trẻ mất tập trung và giảm hiệu suất học tập.
Bàn học cần gọn gàng, chỉ nên sắp xếp các vật dụng cần thiết để phục vụ việc học
- Đảm bảo ánh sáng và nhiệt độ phòng học phù hợp.
Ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn phù hợp giúp giảm mỏi mắt và duy trì sự tỉnh táo. Sử dụng ánh sáng xanh từ ánh sáng ban ngày hoặc đèn LED là cách để tập trung học bài. Ngoài ra, nhiệt độ phòng học cần được điều chỉnh không quá nóng hoặc lạnh, tạo sự thoải mái cho trẻ.
- Học nhóm để tăng hiệu quả
Học nhóm có thể thúc đẩy sự hợp tác và tương tác xã hội, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu, học nhóm không chỉ giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung học tập mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cần đảm bảo nhóm học tập có mục tiêu rõ ràng của từng buổi để đạt hiệu quả cao.
- Mở nhạc nhẹ không lời, hoặc âm thanh sóng alpha
Nghiên cứu chỉ ra rằng âm thanh sóng alpha có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung. Âm nhạc không lời cũng giúp tạo ra một không gian học tập dễ chịu mà không gây phân tâm bởi lời bài hát. Do đó, nhiều học sinh khi học sẽ mở thêm nhạc không lời hoặc âm thanh sóng alpha là một trong các cách để tập trung học.
Lập Kế Hoạch Học Tập Chủ Động
Lập kế hoạch học tập chủ động là một trong những chiến lược quan trọng giúp học sinh tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả nhằm cải thiện kết quả học tập. Áp dụng các phương pháp khoa học sau là học sinh có thể tối ưu quá trình học tập, cách để tập trung học nhằm đạt được mục tiêu của mình.
- Tạo kế hoạch học tập To-do list cụ thể và tuân thủ nghiêm túc
Danh sách các môn học, bài tập được sắp xếp theo To-do list một cách cụ thể giúp học sinh xác định rõ những nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày hoặc tuần. Việc lập kế hoạch chi tiết giúp trẻ có cái nhìn tổng quan về khối lượng công việc, tạo động lực để hoàn thành từng nhiệm vụ.
- Chia nhỏ bài học thành các phần nhỏ, học theo từng phần.
Chia nhỏ bài học thành các phần nhỏ giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và tránh cảm giác quá tải. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc phân chia công việc. Bằng cách này, học sinh duy trì sự tập trung trong suốt quá trình học và hứng thú hơn khi hoàn thành từng phần của bài học.
- Sử dụng kỹ thuật Pomodoro (học 25 phút, nghỉ 5 phút).
Kỹ thuật Pomodoro là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả, giúp học sinh duy trì sự tập trung cao độ trong khoảng thời gian ngắn. Mỗi chu kỳ Pomodoro kéo dài 25 phút học tập liên tục, sau đó là 5 phút nghỉ ngơi. Đây là cách để tập trung học thuộc rất hiệu quả, giúp não bộ có thời gian nghỉ để ghi nhớ các kiến thức của môn học khác.
- Dùng sơ đồ tư duy (mindmap) để nắm vững bài học
Sơ đồ tư duy (mindmap) là một công cụ trực quan giúp học sinh tổ chức và sắp xếp thông tin một cách logic. Áp dụng phương pháp này, trẻ dễ dàng nắm vững bài học bằng cách liên kết các khái niệm chính với các kiến thức liên quan, cải thiện khả năng ghi nhớ và ôn tập lại kiến thức một cách hiệu quả.
Áp dụng các phương pháp trên giúp học sinh lập kế hoạch học tập chủ động, tối ưu hóa quá trình học tập, nâng cao khả năng tiếp thu và hiệu quả học tập. Tuy nhiên, mỗi bạn học sinh và phụ huynh cần dựa vào chính bản thân mình để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất dành cho mình hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả
Quản lý thời gian hiệu quả là cách để tập trung học, một kỹ năng quan trọng giúp học sinh cân bằng giữa việc học với các hoạt động cuộc sống. Bằng cách sắp xếp và ưu tiên công việc một cách hợp lý, học sinh có thể giảm bớt căng thẳng và đạt được kết quả học tập tốt hơn.
- Ưu tiên các bài tập quan trọng và khẩn cấp
Theo nguyên tắc quản lý thời gian của Eisenhower, học sinh nên phân loại công việc thành bốn loại: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng không khẩn cấp, không quan trọng nhưng khẩn cấp và không quan trọng, không khẩn cấp. Bằng cách tập trung vào những bài tập quan trọng và khẩn cấp, học sinh có thể đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ các hạn chót quan trọng và hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
- Tránh tình trạng học dồn vào phút chót
Nhồi nhét nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, dễ khiến trẻ mệt mỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức. Do đó, các bạn học sinh hãy lập kế hoạch học đều đặn và liên tục trong một khoảng thời gian dài đạt hiệu quả hơn. Đây cũng là cách để tập trung học tập giúp học sinh duy trì chủ động khi tiếp thu kiến thức mới.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như ứng dụng, sổ tay
Các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như ứng dụng di động và sổ tay giúp học sinh tổ chức công việc và theo dõi tiến độ một cách hiệu quả. Các ứng dụng To Do List, Trello hay Google Calendar cung cấp tính năng như nhắc nhở, tạo danh sách công việc và theo dõi tiến độ, giúp học sinh không bỏ lỡ bất kỳ nhiệm vụ nào. Bạn có thể sử dụng sổ tay mang theo bên mình để ghi chép và theo dõi kế hoạch hằng ngày.
Thực Hành Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sự Tập Trung
Duy trì sự tập trung là quá trình bạn phải rèn luyện thường xuyên để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài trong khi học tập và làm việc. Các bạn học sinh có thể áp dụng 2 nhóm phương pháp: tránh xa các yếu tố gây phân tâm và chăm sóc cho bản thân kết hợp rèn luyện mỗi ngày.
1. Tránh Xa Các Yếu Tố Gây Phân Tâm
Loại bỏ các yếu tố gây xao lãng là cần thiết để duy trì sự tập trung cao độ. Các biện pháp dưới đây sẽ giúp học sinh tạo ra môi trường học tập ít bị phân tâm nhất:
- Tắt hoặc Hạn Chế Sử Dụng Điện Thoại Di Động, Mạng Xã Hội Khi Học
Điện thoại di động và mạng xã hội là những nguồn gây xao lãng lớn. Bạn không thể nào học hiệu quả khi cứ 5 phút lại cầm điện thoại lên lướt facebook, xem video giải trí,… Khi bắt đầu ngồi vào bàn học bạn nên tắt hoặc hạn chế sử dụng và đặt xa tầm mắt nhằm giảm thiểu sự phân tâm khi học.
- Thông Báo Cho Gia Đình và Bạn Bè Về Thời Gian Học Của Mình
Thông báo cho gia đình và bạn bè biết về thời gian học tập giúp tránh những gián đoạn không cần thiết. Bạn có thể dán lịch học lên tường, gửi tin nhắn hoặc đóng cửa phòng học, để tạo ra một khoảng thời gian yên tĩnh và không bị xao lãng trong quá trình học bài, làm bài tập.
- Sử Dụng Các Ứng Dụng Chặn Trang Web Gây Xao Lãng
Các ứng dụng như StayFocusd, Isolator, Anti-Social, Self Restraint, Self Control… có thể chặn các trang web gây xao lãng trong thời gian học tập. Những công cụ này giúp học sinh không bị cám dỗ lướt web hay truy cập mạng xã hội trong khi học.
2. Chăm Sóc Cho Bản Thân
Chăm sóc cho sức khỏe thể chất và tinh thần là yếu tố then chốt để duy trì sự tập trung và năng suất học tập cao. Các biện pháp sau sẽ giúp học sinh duy trì một trạng thái tốt nhất cho việc học:
- Thực Hành Thiền và Hít Thở Sâu Để Giảm Stress
Thiền và hít thở sâu giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự tập trung. Chỉ cần vài phút mỗi ngày, học sinh có thể làm dịu hệ thần kinh, giảm mức cortisol tạo ra trạng thái thư giãn sâu. Kỹ thuật hít thở 4-7-8, cung cấp nhiều oxy làm giảm nhịp tim giúp nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và tập trung.
- Ngồi Đúng Tư Thế
Ngồi đúng tư thế giúp tránh mệt mỏi và đau nhức cơ thể, cải thiện sự tập trung. Học sinh nên ngồi thẳng lưng, đặt chân chạm đất và mắt ngang tầm với màn hình hoặc sách. Sử dụng ghế hỗ trợ lưng và điều chỉnh màn hình máy tính ở mức độ mắt để giảm căng thẳng cho cổ và vai.
- Đảm Bảo Ngủ Đủ và Chất Lượng
Ngủ đủ giấc và có chất lượng giúp não bộ phục hồi và duy trì sự tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung. Học sinh nên duy trì thói quen ngủ đều đặn và tạo môi trường ngủ yên tĩnh, mát mẻ, tối. Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ sâu và phục hồi tốt.
- Ăn Uống Lành Mạnh, Tránh Đồ Ăn Nhanh và Thức Uống Có Cồn
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố then chốt để duy trì năng lượng và sự tập trung khi học. Tránh các thực phẩm giàu đường và chất béo như bánh mì trắng, khoai tây và đồ uống có cồn, đây là nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi. Bạn nên ưu tiên rau xanh, hoa quả tươi và nước uống không đường để duy trì sức khỏe và sự tập trung.
- Tập Thể Dục Thường Xuyên Để Duy Trì Sức Khỏe Tinh Thần và Thể Chất
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress và tăng cường sự tập trung. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, yoga, cầu lông,… sẽ giúp cơ thể sản sinh endorphin làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khoẻ.
- Nghỉ Giải Lao Hợp Lý
Nghỉ giải lao định kỳ giúp não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi, từ đó duy trì sự tập trung lâu hơn. Bằng cách kết hợp các khoảng nghỉ ngắn 5 – 10 phút mỗi giờ học vào lịch học, giúp học sinh giảm căng thẳng cho mắt, tái tạo năng lượng cho cơ thể và não bộ để duy trình sự tỉnh táo khi học.
- Cho Mắt Thư Giãn Khi Mỏi
Nhìn vào màn hình hoặc sách quá lâu có thể gây mỏi mắt. Học sinh nên áp dụng quy tắc 20-20-20: sau mỗi 20 phút học, nhìn vào một điểm cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong ít nhất 20 giây.
- Đặt Ra Các Mục Tiêu Nhỏ và Tự Thưởng Cho Bản Thân Khi Hoàn Thành
Trước khi học, học sinh cần xem lại kế hoạch học tập trong ngày/ tuần/ tháng để biết mình sẽ học những gì, học những môn nào, giải quyết bao nhiêu đề thi,… Thiết lập các mục tiêu nhỏ giúp học sinh duy trì động lực và cảm thấy thành công khi hoàn thành. Tự thưởng cho bản thân sau mỗi lần đạt mục tiêu cũng là cách khuyến khích tinh thần học tập.
Kết luận
Tăng cường sự tập trung trong học tập có thể đạt được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc chọn được cách để tập trung học như: lập kế hoạch chi tiết, chia nhỏ bài học, sử dụng kỹ thuật Pomodoro và sơ đồ tư duy giúp tổ chức việc học một cách khoa học. Tuỳ thuộc sở thích và môi trường sống, bạn hãy thử áp dụng các phương pháp trên và tìm ra cách phù hợp nhất với bản thân.
Nếu bậc phụ huynh đang tìm kiếm môi trường giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, chương trình học hỗ trợ tối đa cho hành trang vào Đại học của con, hãy liên hệ ngay với ISHCMC – American Academy để được tư vấn chi tiết.