Zalo OA icon
Lifelong learning là gì? Tư duy học tập hiệu quả cho trẻ
29/07/2024

Lifelong learning là gì? Tư duy học tập tốt cho trẻ

Lifelong learning, hay học tập suốt đời, đã trở thành một yếu tố thiết yếu giúp cá nhân duy trì sự phát triển và thích ứng với thay đổi. Đặc biệt khi xây dựng tư duy học tập hiệu quả từ sớm giúp trẻ nắm bắt kiến thức, hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết cho tương lai. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ lifelong learning là gì, vai trò trong việc định hình tương lai cho trẻ.

Lifelong learning là gì? Làm thế nào để trở thành một lifelong learner?

Lifelong learning (học tập suốt đời) là một quá trình học tập liên tục, nhằm phát triển tri thức và kỹ năng trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Khái niệm này không chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục chính thức như trường học, đại học, mà còn bao gồm các hình thức học tập phi chính thức và không chính thức như tự học, học từ kinh nghiệm và học qua các hoạt động xã hội.

Trở thành một lifelong learner bạn có thể bắt đầu từ những việc sau:

  • Xác định thế mạnh của bản thân: Đây là điều vô cùng quan trọng trong hành trình lifelong learning. Vì chỉ khi bạn thật sự hứng thú với một lĩnh vực, ngành nghề, kiến thức nào đó, bạn sẽ có đủ đam mê để theo đuổi và luôn trau dồi những điều mới trong suốt cuộc đời.
  • Phát triển tư duy cởi mở: Hãy luôn sẵn sàng đón nhận kiến thức mới và các ý tưởng khác nhau. Tư duy cởi mở giúp bạn tiếp cận thông tin một cách khách quan và không ngừng học hỏi từ những trải nghiệm đa dạng.
  • Học cách tự đánh giá vấn đề và kỹ năng của bản thân: Quá trình này giúp bạn nhận biết rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Khi biết mình giỏi ở lĩnh vực nào, bạn có thể tập trung phát triển những kỹ năng đó. Ngược lại, bạn biết được cần phải học thêm những gì, cải thiện những kỹ năng nào và đặt ra lộ trình học tập phù hợp.
  • Linh hoạt và sáng tạo: Linh hoạt trong góc nhìn khi tiếp cận vấn đề và sáng tạo trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế giúp bạn ghi nhớ kiến thức của mình dễ dàng hơn.

Vai trò của lifelong learning trong việc kiến tạo tương lai cho trẻ

Lifelong learning là một yếu tố then chốt trong việc định hình tương lai của trẻ em. Việc duy trì tinh thần học tập suốt đời và tích lũy kiến thức liên tục giúp trẻ phát triển toàn diện và luôn sẵn sàng đối mặt với các thách thức mới.

Phát triển bản thân và tăng khả năng cạnh tranh

Qua quá trình học tập liên tục, trẻ sẽ luôn cập nhật và bổ sung kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn. Theo một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm 2020 [1], các kỹ năng: tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo là những yếu tố tạo nên sự nổi bật của trẻ trong mắt nhà trường, doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị bản thân và cơ hội nghề nghiệp

Trong thị trường lao động ngày càng khắt khe, những ứng viên có tinh thần học tậpcập nhật xu thế công nghệ sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ thế giới IMF [2], có khoảng 40% công việc trên thế giới bị ảnh hưởng bởi công nghệ AI.

Do đó, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có khả năng học hỏi và thích nghi nhanh chóng với các công nghệ và phương pháp mới. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh theo đuổi hành trình lifelong learning có thể nâng cao giá trị của bản thândễ dàng tìm được việc làm phù hợp trong thời đại công nghệ số.

Vai trò của lifelong learning trong việc kiến tạo tương lai cho trẻ
Ứng viên có khả năng thích nghi nhanh với công nghệ sẽ chiếm ưu thế trong thị trường lao động

Tăng cường khả năng thích ứng

Lifelong learning giúp trẻ phát triển khả năng thích nghi bằng cách liên tục cập nhật và áp dụng kiến thức mới vào thực tế. Khi gặp phải những thay đổi hoặc thử thách, trẻ dễ dàng tìm ra các giải pháp và điều chỉnh bản thân để thích nghi với tình hình mới. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.

Tổng hợp các phương pháp cải thiện hiệu quả học tập

Để cải thiện hiệu quả học tập, phụ huynh cần áp dụng các phương pháp học tập đúng đắn để trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả, phát triển kỹ năng tư duy. Một số phương pháp mà bạn có thể cải thiện hiệu quả học tập cho con, bao gồm:

  • Duy trì và phát triển thói quen học tập

Thói quen học tập đóng vai trò then chốt trong việc giúp trẻ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Hình thành thói quen này, học sinh nên tạo một lịch học tập và thực hiện một cách có kỷ luật mỗi ngày. Phụ huynh hãy động viên trẻ tự quản lý thời gian học tập và tự giác làm bài tập theo kế hoạch đã đề ra để giúp trẻ phát triển kỹ năng tự quản lý và tinh thần trách nhiệm.

  • Lên chi tiết danh sách các điều phải học và đã học

Lập danh sách chi tiết các điều phải học và đã học giúp trẻ tổ chức và theo dõi tiến trình học tập một cách hiệu quả. Trẻ có thể sử dụng sổ tay hoặc ứng dụng quản lý công việc để ghi chép các nhiệm vụ học tập hàng ngày, tuần và tháng, giúp trẻ vạch ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để cố gắng hoàn thành.

Tổng hợp các phương pháp cải thiện hiệu quả học tập
Lập kế hoạch học tập chi tiết giúp trẻ tập trung, không bị xao nhãng nhanh chóng đạt mục tiêu
  • Áp dụng phương pháp tiếp cận ma trận 2×2

Ma trận 2×2 (Phương pháp Eisenhower) là một phương pháp hữu ích giúp trẻ phân loại và quản lý thời gian học tập một cách hiệu quả dựa trên hai yếu tố: quan trọng và khẩn cấp. Theo đó, ma trận 2×2 gồm 4 ô:

  • Quan trọng và khẩn cấp
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Không quan trọng nhưng khẩn cấp
  • Không quan trọng và không khẩn cấp

Tổng hợp các phương pháp cải thiện hiệu quả học tập

Các thói quen giúp học sinh duy trì lifelong learner

Duy trì tinh thần học tập suốt đời là điều cần thiết để học sinh phát triển toàn diện và thành công trong tương lai. Các bạn học sinh có thể áp dụng một số thói quen sau để trở thành lifelong learner.

  • Không sợ hãi trước các thử thách mới

Sự tự tin và không sợ hãi khi đối mặt với thử thách mới giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Khuyến khích trẻ không né tránh khó khăn mà đón nhận chúng giúp trẻ phát triển sự tự tin và khả năng tự lực. Thất bại là một phần của quá trình học tập, mỗi lần gặp khó khăn, trẻ sẽ có cơ hội rút ra bài học quý giá và cải thiện bản thân.

  • Chịu trách nhiệm chính với tương lai của bản thân

Tinh thần trách nhiệm và sự chủ động trong học tập là yếu tố quan trọng để trở thành một lifelong learner. Khi trẻ nhận thức rằng tương lai sẽ phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân, đây chính là động lực để trẻ học tập và phát triển. Phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ đặt mục tiêu học tập cụ thể và chủ động tìm kiếm kiến thức giúp phát triển kỹ năng tự quản lý và tinh thần trách nhiệm.

  • Nuôi dưỡng niềm đam mê, khát khao khám phá

Niềm đam mê và khát khao khám phá là động lực mạnh mẽ thúc đẩy học sinh học hỏi và phát triển không ngừng. Phụ huynh nên tạo điều kiện cho trẻ khám phá các lĩnh vực yêu thích và tham gia vào các hoạt động thực tế để trẻ tìm thấy niềm vui trong việc học và luôn tò mò về thế giới xung quanh.

Ươm mầm tư duy lifelong learning với ISHCMC – AA

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của lifelong learning là gì, một trong những mục tiêu hàng đầu của ISHCMC – American Academy là phát triển tư duy học tập suốt đời cho học sinh.

Với mục tiêu dạy cho học sinh các kỹ năng để trở thành người học suốt đời trong tất cả các lĩnh vực chủ đề, nhà trường luôn chú trọng đến sự cân bằng giữa kiến thức hàn lâm và những kỹ năng cần thiết để học sinh trở thành những công dân toàn cầu và lifelong learner.

Ươm mầm tư duy lifelong learning với ISHCMC - AA
ISHCMC – American Academy Việt Nam luôn tạo điều kiện để học sinh phát triển tư duy lifelong learning

Trường Quốc tế Học viện Mỹ ISHCMC – American Academy áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đa dạng, khuyến khích học sinh tự học, khám phá và sáng tạo. Bên cạnh truyền đạt kiến thức, giáo viên sẽ luôn hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và học tập tự chủ.

Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích học sinh phát triển bản thân và tư duy sáng tạo thông qua các hoạt động nghệ thuật, thể thao, các câu lạc bộ để rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống.

Trích dẫn:

  1. World Economic Forum. (n.d.). The future of jobs report. https://www.weforum.org/publications/the-future-of-jobs/#xlink
  2. International Monetary Fund. (2024). Gen AI: Artificial intelligence and the future of work (Staff Discussion Notes No. 2024/001). https://www.imf.org/en/Publications/Staff-Discussion-Notes/Issues/2024/01/14/Gen-AI-Artificial-Intelligence-and-the-Future-of-Work-542379?cid=bl-com-SDNEA2024001